Mọi người phân biệt giúp em các khái niệm sau: thông lượng, lưu lượng, băng thông, dung lượng. và đơn vị đo của chúng.
Mọi người phân biệt giúp em các khái niệm sau: thông lượng, lưu lượng, băng thông, dung lượng. và đơn vị đo của chúng.
Cái này hay, mình cũng ít để ý . Theo mình có thể hiểu nôm na như sau:
- Thông lượng- Throughput: là lượng traffic được gửi thông suốt, không bị cản trở trong 1 đơn vị thời gian đơn vị đo thường là bps
- Lưu lượng-Traffic:Số lượng dữ liệu (số lượng cuộc gọi,phút gọi, số lượng dữ liệu,...) đơn vị đo thường là Erl hoặc Bytes
- Băng thông-Bandwidth:số lượng dữ liệu trong một đơn vị thời gian. đơn vị đo là bps
- Dung lượng-Capacity: Khả năng đáp ứng , tùy vào mô tả mà có đơn vị đo tương ứng.
Thông lượng còn có nghĩa khác (là nghĩa chính):là lượng vật chất được lưu thông qua 1 đơn vị diện tích (bề mặt) trong 1 đơn vị thời gian.
Mrkieubui (03/01/2015)
Bác Tratida giải thích ngắn gọn xúc tích wá. Băng thông có phải là năng lực tối đa của đường truyền?
Theo mình, người ta thường dùng:
* thông lượng (throughput) đi với băng thông (bandwidth), khi nói về 1 đường truyền vật lý, trong đó:
- thông lượng : lượng dữ liệu được gửi qua một kết nối, đường truyền trong 1 đơn vị thời gian (Đơn vị đo: bps)
- băng thông: khả năng truyền dữ liệu tối đa trong một đơn vị thời gian của một đường kết nối vật lý.
--> Dễ dàng nhận thấy thông lượng luôn nhỏ hơn hoặc bằng băng thông (của một đường truyền)
* lưu lượng (traffic) đi với khả năng (capacity) khi nói về một tổng đài, một BSC, một hệ thống viễn thông nào đó...., trong đó:
- lưu lượng: số cuộc gọi, số phút gọi,... đi qua 1 hệ thống trong một đơn vị thời gian (Đơn vị đo: ERL)
- khả năng (capacity): dung lượng của hệ thống viễn thông có thể xử lý đồng thời bao nhiêu thuê bao, bao nhiêu cuộc gọi vào/ ra (đối với tổng đài mạng PSTN, hay MSC,VLR, BSC, BTS), khả năng có thể khai báo bao nhiêu thuê bao (đối với HLR), hay khả năng có thể xử lý được bao nhiêu PDP context (đối với GPRS).... Capacity trong các trường hợp này có cả khái niệm capacity động và tĩnh.
Theo mình thì capacity là một khái niệm tương đối rộng, vì bạn đang hỏi trong box về viễn thông nên mình có ý kiến như thế.
Mong mọi người góp ý. Cảm ơn cả nhà![]()
Lần sửa cuối bởi bống; 19/07/2009 lúc 16:21
Mrkieubui (03/01/2015), nvqthinh (17/08/2009), Pika_Tysp (14/11/2014), scorpion8x (17/01/2014), thanhnh (17/08/2009)
Thế có bạn nào xung phong phân biệt giữa throughput, goodput và data rate không nhỉ?
anh nvqthinh ơi, cho em hỏi: goodput dịch ra tiếng Việt nghĩa là gì ?
Hi !!!
Em bổ xung vài dòng ngắn gọn, hi vọng giúp mọi người cùng hiểu rõ về các khái niệm này.
@thanhnh: goodput: nếu dịch ra tiếng Việt thì chưa có từ nào là hợp lý cả a.Th à. Nhưng ý nghĩa của goodput lại được anh, em và mọi người ^^ (người dùng) quan tâm nhất hiện nay.
Có 3 cách khác nhau để phân tích tốc độ truyền tải của dữ liệu trong một môi trường:
- Tốc độ về mặt lý thuyết - bandwidth (tốc độ truyền tải dữ liệu trong lý thuyết)
- Tốc độ trong thực tế - throughtput (tốc độ truyển tài dữ liệu trong thực tế, luôn nhỏ hơn bandwidth)
- Tốc độ khi tới người sử dụng - goodput (luôn nhỏ hơn bandwitdth).
Vậy về tốc độ mà nói thì bandwidth > throughput > goodput
Xin lấy một ví dụ để minh hoạ: Lấy ví dụ với môi trường mạng ethernet hiện nay, đơn vị tính là Mbps.
Trong mạng LAN hiện nay, theo lý thuyết thì tốc độ đối với chuẩn fast ethernet ta có bandwidth là 100Mbs. Nhưng do các chi phí (cost) cho việc chia sẻ trong quá trình truyền thông, chia sẻ (ví dụ: dây dài quá, suy giảm tín hiệu giữa các đầu nối ) ta chỉ còn thoughput là 80Mbps. Trong khi truyền file phải thực hiện các quá trình: thiết lập phiên ( establishing sessions) , đóng gói ( encapsulation ) trong chồng giao thức TCP/IP ..., do đó tốc độ thực tế tới máy đích chỉ còn 75Mbps - goodput.
P/s: Các thông số trên chỉ mang tính minh họa !
To be continued
Lần sửa cuối bởi tu0ng_c0ng; 17/08/2009 lúc 03:59 Lý do: thêm ví dụ
Skype: tcvn1985
YM: tcvn_1985
bống (18/08/2009), Mrkieubui (27/09/2014), nobita8xqah (21/08/2009), nvqthinh (18/08/2009), Pika_Tysp (14/11/2014), scorpion8x (17/01/2014), thangduong (16/10/2014), thanhnh (12/10/2009)
các bác cho e hỏi cái:
1)giả sủ mình đăng kí sử dụng mạng với nhà cung cấp . chọn gói đườn truyền 2 Mbps vậy con số 2Mbps có ý nghĩa j? là thông lượng tối đa mà nhà cung cấp cung cấp cho mình hay là dung lượng tối thiểu khi mạng bân? e có đọc một tờ quảng cáo của nhà cung cấp dịch vụ Viettel nói về đương truyền quang. họ nói rằng đảm bảo băng thông không dưới 10Mbps, vậy cái 10Mbps này hiểu như thế nào? có khác vói gói 2Mbps bình thường ko?
2) với cách tính thông lượng như thế thì nhà cung cấp dịch vụ phải sử dụng giải pháp nào để đảm bảo thông lượng đã cam kết. nếu mạng bận thì đảm bảo con số 10Mbps như thế nào? và khi mạng rỗi con số 2Mbps kia có phải là số tối đa không? nếu có thì hạn chế như thế nào. theo em được biết giải quyết tình trạng này bằng cơ chế ưu tiên xếp hàng trong bộ đệm Router. các bác có biết giải pháp nào khác nữa không?
d/c email của e leanhxuan8x@gmail.com . thanks các bác
Bạn cho mình hỏi 1 vd: Mình có 1 Cell có 100 người đang sử dụng phân bố đều Cell có dung lượng là 0.5 Gbps; vậy nếu mình lấy dung lượng này chia cho 100 thì đây có phải là thông lượng của mỗi người sử dụng không